Trung Bộ Kinh – Tập 3
489
Và này Ananda, thế nào là bậc Thánh, các căn được tu
tập? Ở đây, này Ananda, sau khi mắt thấy sắc, vị Tỷ-kheo
khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả
ý. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với
tưởng không yểm ly đối với (sự vật) yểm ly", thời ở đây, vị
ấy an trú với tưởng không yểm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước
muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng yểm ly đối với (sự
vật) không yểm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yểm ly.
Nếu vị ấy khởi lên ước muốn; "Mong rằng tôi an trú với
tưởng không yểm ly đối với (sự vật) yểm ly và (sự vật)
không yểm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yểm
ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với
tưởng yểm ly đối với (sự vật) không yểm ly và (sự vật) yểm
ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yểm ly. Nếu vị ấy khởi
lên ước muốn: "Mong rằng, tôi sau khi từ bỏ cả hai yểm ly
và không yểm ly, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác ", thời ở
đây, vị ấy an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo sau khi tai nghe tiếng...,
mũi ngửi hương..., lưỡi nếm vị..., thân cảm xúc..., ý nhận
thức pháp, vị Tỷ-kheo khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý,
khởi lên khả ý và bất khả ý. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn:
"Mong rằng tôi an trú với tưởng không yểm ly đối với (sự
vật) yểm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yểm ly.
Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng ta an trú với
tưởng yểm ly đối với (sự vật) không yểm ly", thời ở đây, vị
ấy an trú với tưởng yểm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn:
"Mong rằng tôi an trú với tưởng không yểm ly đối với (sự
vật) yểm ly và (sự vật) không yểm ly", thời ở đây, vị ấy sống
an trú với tưởng không yểm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn:
"Mong rằng tôi an trú với tưởng yểm ly đối với (sự vật)
không yểm ly và (sự vật) yểm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với
tưởng yểm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng, tôi