KINH TRUNG BỘ - TẬP 3 - Trang 485

488

152. Kinh Căn tu tập (Indriyabhàvanà sutta)

Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối
với các xúc do thân nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo, ý nhận thức các pháp

khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả
ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý
này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta.
Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an
tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì
khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều
đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một
người cho nhỏ hai ba giọt nước trong một cái chậu bằng sắt
đun nóng mỗi ngày, này Ananda, các giọt nước rơi rất chậm
nhưng chúng bị tiêu diệt, biến đi rất mau, cũng vậy, như vậy
là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng
đối với cái gì đã khởi lên khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất
khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong
giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng
căn tu tập đối với các pháp do ý nhận thức.

Như vậy, này Ananda, là vô thượng căn tu tập trong

giới luật bậc Thánh.

Và này Ananda, thế nào là đạo lộ của vị hữu học? Ở

đây, này Ananda, Tỷ-kheo mắt thấy sắc khởi lên khả ý, khởi
lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vì rằng có khả ý
khởi lên, có bất khả ý khởi lên, có khả ý và bất khả ý khởi
lên, vị ấy ưu não, tàm quý, ghét bỏ. Sau khi tai nghe tiếng...,
mũi ngửi hương..., lưỡi nếm vị..., thân cảm xúc..., sau khi ý
nhận thức pháp, vị ấy khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi
lên khả ý và bất khả ý. Vì rằng có khả ý khởi lên, có bất khả
ý khởi lên, có khả ý và bất khả ý khởi lên, vị ấy ưu não, tàm
quý, ghét bỏ. Như vậy, này Ananda là đạo lộ của vị hữu học.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.