KINH TRUNG BỘ - TẬP 3 - Trang 51

54

104. Kinh Làng Sama (Sàmagàma sutta)

ở đây là sự giải quyết một số tránh pháp, tức là nhờ phán
quyết bất si.

Và này Ananda, thế nào là quyết định tùy theo thú nhận?

Ở đây, này Ananda, bị buộc tội hay không bị buộc tội, Tỷ-
kheo nhớ một giới tội, tỏ lộ, trình bày. Tỷ-kheo ấy phải đến
một Tỷ-kheo lớn tuổi hơn, đắp y phía một bên vai, đảnh lễ
chân vị ấy, ngồi gối hai chân, chấp tay và nói như sau: "Bạch
Tôn giả, tôi có phạm giới tội tên như thế này, nay xin sám
hối". Tỷ-kheo kia nói như sau: "Ông có thấy chăng?"- "Tôi
có thấy" -- "Ông có gìn giữ trong tương lai không?" -- "Tôi
sẽ gìn giữ". Như vậy, này Ananda, là quyết định tùy theo thú
nhận, như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh sự tức là
nhờ quyết định tùy theo thú nhận.

Và này Ananda, thế nào là quyết định tùy theo giới tội

người phạm? Ở đây, này Ananda, các Tỷ-kheo buộc tội một
Tỷ-kheo về một trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc
gần Ba-la-di, nói rằng: "Tôn giả có nhớ Tôn giả đã phạm
trọng tội như thế này không, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-
di?" Vị ấy trả lời như sau: "Chư Hiền, tôi không nhớ tôi đã
phạm trọng tội như vậy, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di".
Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo kia dồn ép phải tỏ lộ ra: "Tôn giả
hãy biết cho rõ ràng, nếu Tôn giả có nhớ có phạm trọng tội
như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?" Tỷ-kheo ấy
trả lời như sau: "Chư Hiền, tôi không có nhớ tôi có phạm
trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di. Chư
Hiền, tôi nhớ tôi có phạm khinh tội như thế này". Tỷ-kheo ấy
bị các Tỷ-kheo kia dồn ép phải tỏ lộ: "Tôn giả hãy biết cho
rõ ràng, nếu Tôn giả nhớ có phạm trọng tội như thế này, hoặc
Ba-la-di hoặc gần Ba-la-di?". Vị ấy trả lời như sau: "Chư
Hiền, dầu không ai hỏi tội, tôi sẽ thú nhận có phạm khinh tội
như thế này, làm sao tôi có thể, khi có người hỏi tôi, lại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.