Trung Bộ Kinh – Tập 3
67
Người ấy suy nghĩ như sau: "Mũi tên đã được rút ra khỏi
ta, thuốc độc đã được trừ khử, không có dư tàn. Và ta chưa
thoát khỏi nguy hiểm". Và vị ấy có thể chỉ ăn các đồ ăn thích
hợp. Do chỉ ăn các đồ ăn thích hợp miệng vết thương có thể
không làm mủ. Và thường thường vị ấy có thể rửa vết thương,
thường thường có thể xức thuốc miệng vết thương. Do thường
thường rửa vết thương, do thường thường xức thuốc miệng
vết thương, máu cũ không có thể đóng khô lại trên miệng vết
thương. Người ấy không sốt sắng đi giữa gió và nắng. Do
người ấy không sốt sắng đi giữa gió và nắng, bụi và nhớp
không có thể nhiễu hại miệng vết thương và người ấy sống gìn
giữ vết thương, và vết thương được lành. Vì người ấy chỉ làm
những điều thích hợp và vì thuốc độc được trừ khử không còn
dư tàn, do hai nhân duyên ấy vết thương được khép kín lại.
Khi vết thương được da che kín lại, người ấy không đi đến
chết hay không đi đến khổ gần như chết.
Cũng vậy, này Sunakkhatta, sự kiện này xảy ra, khi ở đây
một số Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Tham ái được bậc Sa-môn
gọi là mũi tên, thuốc độc vô minh làm não hại con người với
dục, tham, sân. Mũi tên tham ái đã được ta đoạn diệt.... không
có truy cầu những gì không thích hợp. Mắt không truy cầu sắc
không thích hợp, tai không truy cầu tiếng không thích hợp, mũi
không truy cầu hương không thích hợp, lưỡi không truy cầu vị
không thích hợp, thân không truy cầu xúc không thích hợp, ý
không truy cầu pháp không thích hợp. Do mắt người ấy không
truy cầu sắc không thích hợp, do tai không truy cầu tiếng không
thích hợp, do mũi không truy cầu hương không thích hợp, do
lưỡi không truy cầu vị không thích hợp, do thân không truy cầu
xúc không thích hợp, do ý không truy cầu pháp không thích
hợp, tham dục có thể không nhiễu hại tâm. Do tâm không bị
tham dục nhiễu hại, nên người ấy không đi đến chết, hay không
đi đến khổ gần như chết.