KINH TRUNG BỘ - TẬP 3 - Trang 93

96

109. Ðại kinh Mãn nguyệt (Mahàpunnama sutta)

-- Bạch Thế Tôn, năm thủ uẩn này, lấy gì làm căn bản?
-- Này Tỷ-kheo, năm thủ uẩn này lấy dục làm căn bản.
-- Bạch Thế Tôn, có phải chính chấp thủ ấy là năm thủ

uẩn, hay là ngoài năm thủ uẩn, có một chấp thủ (khác)?

-- Này Tỷ-kheo, không phải chính chấp thủ ấy là năm

thủ uẩn, cũng không phải ngoài năm thủ uẩn có sự chấp thủ.
Này Tỷ-kheo, khi nào có lòng dục, lòng tham đối với năm
thủ uẩn, ở đấy chính là chấp thủ.

-- Bạch Thế Tôn, phải chăng có thể có sự sai khác trong

lòng dục, lòng tham đối với năm thủ uẩn?

Thế Tôn trả lời:
-- Này Tỷ-kheo, có thể có. Ở đây, này Tỷ-kheo có

người nghĩ như sau: "Mong rằng có sắc như thế này trong
tương lai! Mong rằng có thọ như thế này trong tương lai!
Mong rằng có tưởng như thế này trong tương lai! Mong rằng
có hành như thế này trong tương lai! Mong rằng có thức như
thế này trong tương lai!" Như vậy, này Tỷ-kheo, có sự sai
khác trong lòng dục, lòng tham đối với năm uẩn.

-- Nhưng bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là ý nghĩa

chữ uẩn trong các uẩn?

-- Này Tỷ-kheo, phàm sắc gì, quá khứ, vị lai hay hiện

tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như
vậy là sắc uẩn. Phàm cảm thọ gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại,
nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy
là thọ uẩn. Phàm tưởng gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại... xa
hay gần, như vậy là tưởng uẩn. Phàm những hành gì, quá
khứ, vị lai hay hiện tại... xa hay gần, như vậy là hành uẩn.
Phàm thức gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại... xa hay gần, như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.