KINH TRUNG BỘ - TẬP 3 - Trang 94

Trung Bộ Kinh – Tập 3

97

vậy là thức uẩn. Cho đến như vậy, này Tỷ-kheo, là ý nghĩa
chữ uẩn trong các uẩn.

-- Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì được chấp

nhận gọi là sắc uẩn? Do nhân gì, duyên gì được chấp nhận
gọi là thọ uẩn? Do nhân gì, duyên gì được chấp nhận gọi là
tưởng uẩn? Do nhân gì, duyên gì được chấp nhận gọi hành
uẩn? Do nhân gì, duyên gì được chấp nhận gọi là thức uẩn?

-- Bốn đại là nhân, này Tỷ-kheo, bốn đại là duyên được

chấp nhận gọi là sắc uẩn. Xúc là nhân, xúc là duyên được
chấp nhận gọi là thọ uẩn. Xúc là nhân, xúc là duyên được
chấp nhận gọi là tưởng uẩn. Xúc là nhân, xúc là duyên được
chấp nhận gọi là hành uẩn. Danh sắc là nhân, này Tỷ-kheo,
danh sắc là duyên được chấp nhận gọi là thức uẩn.

-- Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là thân kiến?
-- Ở đây, này Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu không

hiểu rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh,
không tu tập pháp các bậc Thánh, không hiểu rõ các bậc
Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân,
không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, xem sắc như là tự ngã,
hay xem tự ngã như là có sắc, hay xem sắc như là trong tự
ngã, hay xem tự ngã như là trong sắc; xem thọ như là tự ngã,
hay xem tự ngã như là có thọ, hay xem thọ như là trong tự
ngã, hay xem tự ngã như là trong thọ; xem tưởng như là tự
ngã, hay xem tự ngã như là có tưởng, hay xem tưởng như là
trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong tưởng; xem hành
như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có hành, hay xem hành
như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong hành; xem
thức như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có thức, hay xem
có thức như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong
thức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.