Trường Bộ Kinh – Tập 2 289
Này Thiên chủ, Ta nói hỷ có hai loại, một loại nên thân
cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là
do nhân duyên như vậy.
Này Thiên chủ, Ta nói ưu cũng có hai loại, một loại nên
thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do
nhân duyên gì, tuyên bố như vậy? Ở đây, loại ưu nào có thể
biết được: "Khi tôi thân cận với ưu này, bất thiện pháp tăng
trưởng, thiện pháp suy giảm", thời ưu ấy cần phải tránh xa. Ở
đây, loại ưu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với ưu
này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời
ưu ấy nên thân cận. Ở đây, có ưu câu hữu với tầm, câu hữu
với tứ, có ưu không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ.
Các loại ưu không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì
thù thắng hơn.
Này Thiên chủ, Ta nói ưu là hai loại, một loại nên thân
cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy, là
do nhân duyên như vậy.
Này Thiên chủ, Ta nói xả cũng có hai loại, một loại nên
thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do
nhân duyên gì, tuyên bố như vậy? Ở đây, loại xả nào có thể
biết được: "Khi tôi thân cận với xả này, bất thiện pháp tăng
trưởng, thiện pháp suy giảm", thời xả ấy cần phải tránh xa. Ở
đây, loại xả nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với xả
này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời
xả ấy nên thân cận. Ở đây, có xả câu hữu với tầm, câu hữu
với tứ, có xả không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ.
Các loại xả không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì
thù thắng hơn.
Này Thiên chủ, Ta nói rằng xả có hai loại, một loại nên
thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như
vậy là do nhân duyên như vậy.