350
23. Kinh Tệ-túc (Pāyāsi sutta)
tôi như sau: "Tôn chủ Pàyàsi thật ngu si, kém thông minh,
chấp kiến một cách sai lạc". Vì tức giận nên tôi phải chấp chặt
tà kiến ấy. Vì lường gạt nên tôi phải chấp chặt tà kiến ấy. Vì
tự trọng nên tôi phải chấp chặt tà kiến ấy!
29. - Này Tôn chủ, vậy tôi sẽ kể một ví dụ. Ở đời nhờ
ví dụ, một số người có trí hiểu được ý nghĩa lời nói. Thuở
xưa, một quốc gia dời đi chỗ khác. Một người nói với các
bạn thuộc hạ của mình: "Này các Bạn, chúng ta hãy đi đến
quốc gia kia, rất có thể chúng ta tìm được tiền bạc của cải."
"Thưa Bạn, vâng!", các thuộc hạ vâng lời người bạn kia. Họ
đi đến quốc gia kia, và đến một đường làng. Họ thấy một
đống gai, quăng bỏ. Thấy vậy, một người bạn nói với các
người kia: "Ðây là một đống gai quăng bỏ. Bạn hãy nhóm lại
thành một bó. Tôi cũng nhóm lại thành một bó gai. Chúng ta
hãy đem bó gai ấy đi." - "Thưa Bạn, vâng!", người bạn này
vâng theo người bạn kia và cột bó gai lại.
Họ mang hai bó gai, và đi đến một làng khác. Họ thấy
một đống dây gai quăng bỏ. Thấy vậy một người bạn nói với
người kia: "Ðống dây gai quăng bỏ này thật đúng với điều
chúng ta muốn làm với bó dây gai ấy. Vậy bạn hãy nhóm lại
thành một bó dây gai. Tôi cũng nhóm lại thành một bó dây
gai. Chúng ta hãy đem hai bó dây gai ấy đi." - "Này Bạn, tôi
đem đống dây gai này từ xa lại, và đống dây gai được bó
buộc kỹ lưỡng. Ðối với tôi, như vậy là vừa đủ, bạn hãy tự
biết (mà làm)." Và người bạn trước quăng bó dây gai và lấy
đống dây gai.
Rồi họ đến một con đường khác. Ở đấy họ thấy nhiều
vải gai được quăng bỏ. Thấy vậy, một người bạn nói với
người kia: "Nhiều vải gai được quăng bỏ này thật đúng với
điều chúng ta muốn làm với cây gai hoặc với dây gai. Vậy
Bạn hãy quăng bỏ bao cây gai, và tôi sẽ quăng bỏ bao dây