70
15. Kinh Ðại Duyên (Mahānidāna sutta)
Vậy những ai nói rằng: "Ngã của tôi là thọ", người ấy
sẽ xem ngã của mình như một cái gì trong hiện tại, cái gì ấy
là vô thường, lạc khổ xen lẫn, là pháp sanh diệt. Do vậy, này
Ananda, không thể chấp nhận quan niệm "Ngã của tôi là thọ".
30. Này Ananda, ai nói như sau: "Ngã của tôi không
phải là thọ, ngã của tôi không có cảm thọ", người ấy cần
được trả lời: "Này Hiền giả, chỗ nào không có một cảm thọ
gì cả, chỗ ấy có thể xem là "Tôi có" được không?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Do vậy, này Ananda, không thể chấp nhận quan niệm
"Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không có cảm
thọ".
31. Này Ananda, ai nói như sau: "Ngã của tôi không
phải là thọ, ngã của tôi không phải không có cảm thọ; ngã
của tôi có cảm thọ, ngã của tôi có khả năng cảm thọ", người
ấy cần được trả lời: "Này Hiền giả nếu tất cả mọi loại cảm
thọ đều đoạn diệt hoàn toàn, khi không còn một loại cảm thọ
nào cả, khi thọ đã tận diệt, thời ở tại chỗ ấy, có thể nói: "Tôi
là như vậy" chăng?"
- Bạch Thế Tôn, không!
- Do vậy, này Ananda, không thể chấp nhận quan niệm
"Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không phải không
có cảm thọ; ngã của tôi có cảm thọ, ngã của tôi có khả năng
cảm thọ".
32. Này Ananda, khi có một vị Tỷ-kheo không quan
niệm ngã là thọ, không quan niệm ngã không phải thọ, không
quan niệm: "Ngã của tôi là thọ, ngã của tôi có khả năng cảm
thọ", khi ấy vị này sẽ không chấp trước một điều gì ở trên
đời, vì không chấp trước nên không sợ hãi; vì không sợ hãi