KINH TRƯỜNG BỘ - TẬP 3 - Trang 113

116

28. Kinh Tự hoan hỷ (Sampasàdanìya sutta)

đối nghịch và không đối nghịch, ta sẽ an trú với tưởng không
đối nghịch", và ở đây vị ấy an trú với tưởng không đối
nghịch. Nếu vị ấy muốn: "Ðối với sự vật không đối nghịch
và đối nghịch, ta sẽ an trú với tưởng đối nghịch", và ở đây vị
ấy an trú với tưởng đối nghịch. Nếu vị ấy muốn: "Loại bỏ cả
hai đối nghịch và không đối nghịch, ta sẽ trú xả, chánh niệm,
tỉnh giác", và ở đây vị ấy trú xả, chánh niệm, tỉnh giác. Bạch
Thế Tôn, như vậy là thần thông vô lậu, vô dư y, và được gọi
là "bậc Thánh".

Bạch Thế Tôn, như vậy là vô thượng về các loại Thần

túc thông. Tất cả điểm này, Thế Tôn đã biết, và ngoài sự hiểu
biết của Ngài, không có gì còn lại để hiểu biết hơn nữa.
Không có một ai, một Sa môn hay Bà-la-môn nào khác, có
thể chứng biết hơn Thế Tôn về vấn đề các loại Thần túc
thông.

19. Bạch Thế Tôn, những gì có thể đạt được bởi một

thiện nam tử có lòng tin, có tinh tấn, có kiên trì bởi sự kiên
trì của con người, bởi sự tinh tấn của con người, bởi sự tiến
bộ của con người, bởi sự nhẫn nhục của con người, đều được
Thế Tôn chứng đạt. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn không có đam
mê các dục lạc, dục lạc này là đê tiện, hèn hạ, thuộc phàm
phu, không xứng bậc Thánh, không có lợi ích. Thế Tôn cũng
không đam mê tu hành khổ hạnh, khổ hạnh này là khổ,
không xứng bậc Thánh, không có lợi ích. Thế Tôn có thể đạt
được nếu Ngài muốn, một cách dễ dàng, một cách đầy đủ, sự
hạnh phúc ngay trong hiện tại, do bốn Thiền định đem lại.

Bạch Thế Tôn, nếu có ai hỏi con: "Này Hiền giả

Sàriputta, trong thời quá khứ, có vị Sa môn hay Bà-la-môn
nào còn lớn hơn, còn sáng suốt hơn Thế Tôn về vấn đề giác
ngộ?" Bạch Thế Tôn, được hỏi vậy, con trả lời không. Bạch
Thế Tôn, nếu có ai hỏi con: "Này Hiền giả Sàriputta, trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.