Trường Bộ Kinh – Tập 3 225
nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự chế ngự nhãn
căn. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị...
thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ
tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên
nhân gì vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi,
các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị Tỷ-kheo chế ngự nguyên
nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự chế ngự ý căn. Này các
Hiền giả, như vậy gọi là chế ngự tinh cần.
Này các Hiền giả, thế nào là đoạn trừ tinh cần? Này các
Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo không chấp nhận dục tầm đã
khởi lên, từ bỏ, đoạn trừ, tiêu diệt, không cho hiện hữu;
không chấp nhận sân tầm đã khởi lên... không chấp nhận hại
tầm đã khởi lên, từ bỏ, đoạn trừ, tiêu diệt, không cho hiện
hữu. Này các Hiền giả, như vậy gọi là đoạn trừ tinh cần.
Này các Hiền giả, thế nào là tu tập tinh cần? Này các
Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo tu tập Niệm Giác chi, pháp này y
xả ly, y ly dục, y đoạn diệt, thành thục trong đoạn trừ; tu tập
Trạch pháp Giác chi... tu tập Tinh tấn Giác chi... tu tập Hỷ
Giác chi... tu tập Khinh an Giác chi... tu tập Ðịnh Giác chi...
tu tập Xả Giác chi, pháp này y xả ly, y ly dục, y đoạn diệt,
thành thục trong đoạn trừ. Này các Hiền giả, như vậy gọi là
tu tập tinh cần.
Này các Hiền giả, thế nào là hộ trì tinh cần? Này các
Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo hộ trì định tướng tốt đẹp đã khởi
lên, cốt tưởng, trùng hám tưởng, thanh ứ tưởng, đoạn hoại
tưởng, trương bành tưởng. Này các Hiền giả, như vậy gọi là
hộ trì tinh cần.
xi) Bốn trí: Pháp trí, loại trí, tha tâm trí, thế tục trí.
xii) Lại bốn trí khác: Khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí.