238
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là
giải thoát đối với sắc.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có tác ý đối với
tự thân, tâm không hướng nhập tự thân, không tín lạc, không
an trú, không bị chi phối bởi tự thân. Khi vị này có tác ý đối
với thân diệt, tâm hướng nhập thân diệt, tín lạc, an trú, bị chi
phối bởi thân diệt. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi,
khéo giải thoát, khéo ly hệ thân diệt. Và các lậu hoặc, các tổn
hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với tự thân, vị ấy đối với
chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như
vậy được gọi là giải thoát đối với tự thân.
xxv) Năm giải thoát xứ: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ
kheo, khi nghe bậc Ðạo Sư, hay một vị đồng phạm hạnh
đáng kính nào thuyết pháp. Này các Hiền giả, khi vị Tỷ kheo
nghe bậc Ðạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào
thuyết pháp, vị ấy, đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và
hiểu cả văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý và hiểu cả văn cú,
khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái, hỷ sanh. Nhờ hỷ tâm,
thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc
thọ, tâm được định tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ nhất.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo không nghe bậc
Ðạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết
pháp. Như vị ấy, theo điều đã nghe, theo điều đã học, thuyết
pháp một cách rộng rãi cho các người khác. Này các Hiền
giả, khi vị Tỷ kheo theo điều đã nghe, theo điều đã học,
thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, vị ấy đối
với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú. Nhờ
hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú, khoan khoái sanh.
Nhờ khoan khoái, hỷ sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh.
Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định
tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ hai.