50 25. Kinh Ưu-đàm-bà-la sư tử hống(Udumbarikà-Sìhanàda sutta)
trọng, lễ bái, cũng dường ta, một người tu khổ hạnh." Do vậy
vị ấy không sanh tật đố, ganh ghét đối với các gia đình. Như
vậy, vị ấy được thanh tịnh trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, vị khổ hạnh không trở thành
người ngồi giữa công chúng. Như vậy, vị ấy được thanh tịnh
trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, vị khổ hạnh, khi đi giữa các gia
đình (để khất thực), không dấu diếm mà để cho người ta thấy
mình: "Như vậy là khổ hạnh của ta, như vậy là khổ hạnh của
ta." Như vậy, vị ấy được thanh tịnh trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, vị khổ hạnh không làm bộ có vẻ
bí mật. Khi được hỏi: "Có chấp nhận điều này không?" Nếu
không chấp nhận thì trả lời: "Không chấp nhận."; nếu có
chấp nhận thì trả lời: "Có chấp nhận." Như vậy, vị ấy được
thanh tịnh trong trường hợp này.
15. Lại nữa, này Nigrodha, khi Như Lai hay đệ tử Như
Lai thuyết pháp và dùng một phương pháp đáng được chấp
nhận, thì vị khổ hạnh chấp nhận. Như vậy, vị ấy được thanh
tịnh trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, vị khổ hạnh không tức giận và
không ôm lòng oán thù. Này Nigrodha, vì người khổ hạnh
không tức giận và không ôm lòng oán thù, như vậy vị ấy
được thanh tịnh trong trường hợp này.
Lại nữa, này Nigrodha, vị khổ hạnh không giả dối và
lừa đảo, không tật đố và hà tiện, không giảo hoạt và ngụy trá,
không cứng cỏi và quá mạn, không có ác ý và bị ác ý chi
phối, không có tà kiến và tư tưởng cực đoan, không chấp
trước kinh nghiệm tự thân, không cứng đầu và khó giải thoát.
Vì người khổ hạnh không chấp trước kinh nghiệm tự thân và