52 25. Kinh Ưu-đàm-bà-la sư tử hống(Udumbarikà-Sìhanàda sutta)
cây, ngoài trời, hay đống rơm. Sau khi ăn xong đi khất thực
về, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước
mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, an trú với tâm thoát ly tham
ái, gột sạch tâm hết tham ái. Từ bỏ sân tâm, an trú với tâm
thoát ly sân tâm, khởi lòng thương tưởng mọi loài chúng
sanh, gột sạch tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, an
trú với tâm thoát ly hôn trầm thụy miên, tưởng niệm đến ánh
sáng, chánh niệm, tỉnh giác, gột sạch tâm hết hôn trầm thụy
miên. Từ bỏ trạo hối, an trú tâm thoát ly trạo hối, nội tâm an
tịnh, gột sạch tâm hết trạo hối. Từ bỏ nghi hoặc, an trú với
tâm thoát ly nghi ngờ, không còn nghi hoặc, gột sạch tâm
không còn nghi ngờ đối với các thiện pháp.
17. Từ bỏ năm triền cái ấy, với trí tuệ làm cho các tâm
cấu uế giảm nhẹ, vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm
câu hữu với từ; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương
thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới,
trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên
giới, vị ấy an trú với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên,
không hận, không sân. Vị ấy an trú với tâm câu hữu với bi...
với tâm câu hữu với hỷ... biến mãn một phương với tâm câu
hữu với xả; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ
ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới,
trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên
giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại
vô biên, không hận, không sân. Này Nigrodha, Ngươi nghĩ
thế nào? Sự kiện là như vậy, các khổ hạnh là thanh tịnh hay
không thanh tịnh?
- Bạch Thế Tôn, sự kiện là như vậy, các khổ hạnh là
thanh tịnh, không phải không thanh tịnh, đạt đến tối thượng
và đạt đến căn bản.