KINH TRƯỜNG BỘ - TẬP 3 - Trang 95

98

27. Kinh Khởi thế nhân bổn (Agganna sutta)

Ðối với họ, than đỏ được dập tắt, khói được tiêu tan,

cối và chầy rơi ngả nghiêng, buổi chiều lo ăn buổi ăn chiều,
buổi sáng lo buổi ăn sáng; họ đi vào làng, vào thị xã, vào
kinh đô để khất thực. Khi xin được đồ ăn rồi, họ lại vào các
chòi lá trong khu rừng để tu thiền. Này Vàsettha, họ
"Jhàyanti", tu thiền, tức là họ suy tư Jhàyakà. Jhàyakà là
danh từ thứ hai được khởi lên.

23. Này Vàsettha, một số loài hữu tình này, không thể

tu thiền trong các chòi bằng lá tại khu rừng, liền đi xuống
xung quanh làng, xuống xung quanh thị xã để làm sách. Các
người khác thấy vậy bèn nói:

"Này các Tôn giả, những loài hữu tình này, không thể

tu thiền trong các chòi bằng lá tại khu rừng, đã đi xuống
xung quanh làng, xuống xung quanh thị xã để làm sách. Nay
những vị này không tu thiền.

Này Vàsettha, "Na dàn ime Jhàyanti" tức là ajjhàyaka,

và ajjàyakà (các vị lập lại các tập sách Vedà), cũng có nghĩa
là những người không tu thiền, là chữ thứ ba được khởi lên.
Này Vàsettha, thời ấy họ thuộc hạ cấp. Nay họ xem là cao
thượng nhất. Như vậy, này Vàsettha là sự khởi lên nguồn gốc
giới vức xã hội của các Bà-la-môn, theo danh từ truyền thống
cổ xưa. Nguồn gốc của họ là ở giữa những loài hữu tình ấy,
không ở ngoài loại nào khác một cách đúng phép tắc, không
phải phi pháp. Này Vàsettha, như vậy Pháp là tối thượng ở
đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.

24. Này Vàsettha, một số loài hữu tình này, theo pháp

dâm dục, thiết lập các nghề nghiệp sai khác (Vissuta). Này
Vàsettha, những ai theo pháp dâm dục, thiết lập ra các nghề
nghiệp sai khác, như vậy gọi là Vessà. Danh từ Vessà được
khởi lên. Như vậy, này Vàsettha là sự khởi lên nguồn gốc
giới vức xã hội của các Vessà, theo danh từ truyền thống cổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.