KINH TƯƠNG ƯNG BỘ - TẬP 2 - Trang 135

138

Chương I: Tương Ưng Nhân Duyên

22) -- Này Hiền giả Kotthita, thức không do tự mình

làm ra, thức không do người khác làm ra, thức không do tự
mình làm ra và không do người khác làm ra, hay thức cũng
không phải không do tự mình làm ra và không phải không do
người khác làm ra, không do tự nhiên sanh. Thức do duyên
danh sắc.

23) -- Nay chúng tôi hiểu lời nói của Hiền giả Sàriputta

như sau: "Này Hiền giả Kotthita, danh sắc không do tự mình
làm ra, danh sắc không do người khác làm ra, danh sắc không
do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, danh sắc
cũng không phải không do tự mình làm ra và không phải không
do người khác làm ra, không do tự nhiên sanh. Danh sắc do
duyên thức".

24) Và nay chúng tôi hiểu lời nói của Hiền giả Sàriputta

như sau: "Này Hiền giả Kotthita, thức không do tự mình làm
ra, không do người khác làm ra, không do tự mình làm ra và
người khác làm ra, cũng không phải không do tự mình làm
ra và không phải không do người khác làm ra, không do tự
nhiên sanh. Thức do duyên danh sắc".

25) Này Hiền giả Sàriputta, cần phải hiểu như thế nào ý

nghĩa lời nói này?

-- Vậy này Hiền giả, tôi sẽ nêu một ví dụ. Nhờ có ví dụ,

người có trí hiểu được ý nghĩa lời nói.

26) Ví như hai bó lau dựa vào nhau mà đứng. Cũng vậy,

này Hiền giả, do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên
thức, danh sắc sanh khởi. Do duyên danh sắc, sáu xứ sanh
khởi. Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi... (như trên)... Như vậy
là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này Hiền giả, nếu một bó lau
được kéo qua một bên, bó lau kia liền rơi xuống. Nếu bó lau
kia được kéo qua một bên, bó lau này được rơi xuống. Cũng
vậy, này Hiền giả, do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.