Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 3
121
thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc
Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, sự quán như vầy là hành.
Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh, lấy
gì làm hiện hữu? Ðối với kẻ vô văn phàm phu, này các Tỷ-
kheo, cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh,
khát ái sanh. Từ khát ái ấy, hành ấy sanh. Như vậy, này các
Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát
ái ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Thọ ấy... xúc ấy là
vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Vô minh ấy là vô thường,
hữu vi, do duyên sanh. Do biết vậy, do thấy vậy, các lậu hoặc
được đoạn tận lập tức.
17) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã, nhưng
có thể quán tự ngã như là có sắc. Sự quán ấy, này các Tỷ-
kheo, là hành. Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi,
lấy gì sanh, lấy gì làm hiện hữu? Ðối với kẻ vô văn phàm
phu, này các Tỷ-kheo, cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm
với vô minh, khát ái sanh. Do khát ái ấy, hành ấy sanh. Như
vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do
duyên sanh. Khát ái ấy... thọ ấy... xúc ấy... vô minh ấy là vô
thường, hữu vi, do duyên sanh. Do biết vậy, thấy vậy, này
các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.
18) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã, không
quán tự ngã như là có sắc, nhưng có thể quán sắc ở trong tự
ngã. Quán ấy, này các Tỷ-kheo, là hành. Hành ấy lấy gì làm
nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh, lấy gì làm hiện hữu?
Ðối với kẻ vô văn phàm phu, này các Tỷ-kheo, cảm xúc bởi
thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh, khát ái sanh. Do khát
ái ấy, hành ấy sanh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô
thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát ái ấy... thọ ấy... xúc
ấy... vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do biết