Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 3
123
25) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã; có thể
không quán thọ như là tự ngã; có thể không quán tưởng...
không quán các hành... không quán thức như là tự ngã.
Nhưng có thể có (tà) kiến như sau: "Ðây là tự ngã, đây là thế
giới; sau khi chết, tôi sẽ trở thành thường còn, thường hằng,
thường trú, không chịu sự biến hoại". Nhưng thường kiến ấy,
này các Tỷ-kheo, là hành. Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì
làm tập khởi... Do biết như vậy, thấy như vậy, này các Tỷ-
kheo, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.
26) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã; không
quán thọ... không quán tưởng... không quán các hành...
không quán thức là tự ngã; có thể không có (tà) kiến như sau:
"Ðây là tự ngã, đây là thế giới; sau khi chết, tôi sẽ trở thành
thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến
hoại". Nhưng vị ấy có thể có (tà) kiến như sau: "Nếu trước ta
không có, thời nay không có của ta. Nếu ta sẽ không có, thời
sẽ không có của ta".
27) Ðoạn kiến ấy, này các Tỷ-kheo, là hành. Nhưng
hành ấy, lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh
khởi, lấy gì làm hiện hữu? Ðối với kẻ vô văn phàm phu, này
các Tỷ-kheo, do cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô
minh, khát ái sanh. Do khát ái ấy, hành ấy sanh. Như vậy,
này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên
sanh. Khát ái ấy... thọ ấy... vô minh ấy là vô thường, hữu vi,
do duyên sanh. Do biết vậy, thấy vậy, này các Tỷ-kheo, các
lậu hoặc được đoạn tận lập tức.
28) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã... không
quán thọ... không quán tưởng... không quán các hành...
không quán thức như là tự ngã... không quán tự ngã ở trong
thức; không có (tà) kiến như sau: "Ðây là tự ngã, đây là thế
giới; sau khi chết tôi sẽ thường còn, thườg hằng, thường trú,