124
Chương I: Tương Ưng Uẩn
không chịu sự biến hoại" ; có thể không có (tà) kiến như sau:
"Nếu trước ta không có, thời nay không có của ta. Nếu ta sẽ
không có, thời sẽ không có của ta". Nhưng vị ấy có thể nghi
hoặc, do dự, không đạt được cứu cánh trong Chánh pháp
này.
29) Nhưng này các Tỷ-kheo, sự nghi hoặc, do dự,
không đạt được cứu cánh trong Chánh pháp này là hành.
Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh, lấy
gì làm hiện hữu? Ðối với kẻ vô văn phàm phu, này các Tỷ-
kheo, do cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh,
khát ái sanh. Do khát ái ấy, hành ấy sanh. Như vậy, này các
Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát
ái ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Thọ ấy là vô
thường, hữu vi, do duyên sanh. Xúc ấy là vô thường, hữu vi,
do duyên sanh. Vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên
sanh.
30) Này các Tỷ-kheo, do biết như vậy, thấy như vậy,
các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.
X. Trăng Rằm (Tạp 2, Ðại 2,14b) (S.iii,100) (Trung Bộ
Kinh, trang 109, 110 Tham chiếu)
1) Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Ðông Viên,
Lộc Mẫu giảng đường, cùng với đại chúng Tỷ-kheo.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn nhân ngày lễ Bố-tát, ngày rằm,
đêm trăng tròn, giữa trời, có chúng Tỷ-kheo đoanh vây.
3) Rồi có Tỷ-kheo, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y
vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn và bạch Thế
Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, con muốn hỏi Thế Tôn một vấn đề,
nếu Thế Tôn cho phép, và trả lời câu hỏi của con.