KINH TƯƠNG ƯNG BỘ - TẬP 3 - Trang 17

20

Chương I: Tương Ưng Uẩn

này của Thế Tôn, thưa Tôn giả, ý nghĩa cần phải hiểu một
cách rộng rãi như thế nào?

5) -- Ðối với sắc giới, này Gia chủ, cái gọi là dục, là

tham, là hỷ, là khát ái, những gì thuộc chấp thủ, tâm trú
trước, thiên chấp, tùy miên; sự đoạn tận chúng, ly tham, đoạn
diệt, từ bỏ, từ khước chúng một cách hoàn toàn; như vậy gọi
là tâm khéo giải thoát.

6) Ðối với thọ giới, này Gia chủ...
7) Ðối với tưởng giới, này Gia chủ...
8) Ðối với hành giới, này Gia chủ...
9) Ðối với thức giới, này Gia chủ, cái gọi là dục, là

tham, là hỷ, là khát ái, những gì thuộc chấp thủ, tâm trú
trước, thiên chấp, tùy miên; sự đoạn tận chúng, ly tham, đoạn
diệt, từ bỏ, từ khước chúng một cách hoàn toàn; như vậy gọi
là tâm khéo giải thoát.

10) Như vậy, này Gia chủ, là ý nghĩa đã được Thế Tôn

nói đến trong tập Các Câu hỏi Của Sakka: "Những Sa-môn,
Bà-la-môn nào được giải thoát với sự đoạn tận khát ái, những
vị ấy đã hoàn toàn đạt được toàn thiện, đã hoàn toàn đạt được
an ổn khỏi các khổ ách, đã hoàn toàn hành Phạm hạnh, đã
hoàn toàn đạt được mục đích, là bậc tối thượng giữa loài Trời
và loài Người".
V. Thiền Ðịnh (Tạp 3.7-8 Thọ, Ðại 2,17a) (Tạp 3.1. Sanh
Diệt, Ðại 2,15b) (Tạp 3.2 Bất Thừa, Ðại 2,15b) (S.iii,13)

1) Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi...
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-

kheo". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng
đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.