Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 3
101
5) -- Lời Ta nói một cách vắn tắt, này Tỷ-kheo, Ông
hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như thế nào?
6) -- Sắc làm chỗ chỉ trú cho sự ô nhiễm, bạch Thế Tôn,
ở đây con cần phải đoạn trừ lòng dục. Thọ... Tưởng... Các
hành... Thức làm chỗ chỉ trú cho sự ô nhiễm, ở đây, con cần
phải đoạn trừ lòng dục. Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt này
của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
7) -- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này
Tỷ-kheo. Lời Ta nói một cách vắn tắt, Ông đã hiểu ý nghĩa
một cách rộng rãi. Sắc là chỗ chỉ trú cho sự ô nhiễm, này Tỷ-
kheo, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Thọ... Tưởng..
Các hành... Thức là chỗ chỉ trú cho sự ô nhiễm, này Tỷ-kheo,
ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Lời nói vắn tắt này
của Ta, này Tỷ-kheo, Ông cần phải hiểu ý nghĩa một cách
rộng rãi như vậy.
8-9) Rồi Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy...
Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa!
IX. Ràdha (Tạp 6, Ðại 2,37c) (S.iii,79)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2-3) Rồi Tôn giả Ràdha đi đến Thế Tôn sau khi đến...
bạch Thế Tôn:
-- Biết như thế nào, bạch Thế Tôn, thấy như thế nào đối
với thân thể có thức này, và đối với tất cả tướng ở ngoài,
không có tư tưởng: "Ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy
miên"?
4) -- Này Ràdha, phàm có sắc gì quá khứ, vị lai, hiện
tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay
gần; tất cả sắc cần được thấy như thật với chánh trí tuệ là: