Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 3
99
4) -- Cái gì vô ngã, này Tỷ-kheo, ở đây Ông cần phải
đoạn trừ lòng dục.
-- Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã
hiểu.
5) -- Lời Ta nói một cách vắn tắt, này Tỷ-kheo, Ông đã
hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như thế nào?
6) -- Sắc là vô ngã, bạch Thế Tôn, ở đây, con phải đoạn
trừ lòng dục. Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là vô ngã, ở
đây, con phải đoạn trừ lòng dục. Bạch Thế Tôn, lời nói vắn
tắt này của Thế Tôn, con đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi
như vậy.
7) -- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này
Tỷ-kheo! Lời Ta nói một cách vắn tắt, Ông đã hiểu ý nghĩa
một cách rộng rãi. Sắc là vô ngã, này Tỷ-kheo, ở đây, Ông
cần phải đoạn trừ lòng dục. Thọ... Tưởng... Các hành... Thức
là vô ngã, này Tỷ-kheo, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng
dục. Lời nói vắn tắt này của Ta, Ông cần phải hiểu ý nghĩa
một cách rộng rãi như vậy.
8-9) Rồi Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy...
Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa.
VII. Không Ðáng Thuộc Tự Ngã (Tạp 1, Ðại 2,3c)
(S.iii,79)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi... Ngồi xuống một bên, Tỷ-
kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp
vắn tắt cho con....
4) -- Cái gì không đáng thuộc tự ngã, ở đây, Ông cần
phải đoạn trừ lòng dục.