Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 4
117
Thế Tôn, sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu, chúng con
suy nghĩ như sau: "Này chư Hiền, sau khi nói lên lời thuyết
giảng này cho chúng ta, nhưng không phân tích ý nghĩa một
cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tịnh
xá: `Do vậy, này các Tỷ-kheo, các xứ cần phải được hiểu:
‘Chỗ nào mắt đoạn diệt, chỗ ấy sắc tưởng được ly tham, các
xứ cần phải được hiểu... Chỗ nào ý đoạn diệt, chỗ ấy các
pháp tưởng được ly tham, các xứ cần phải được hiểu’. Các
xứ cần phải hiểu như vậy', nhưng ý nghĩa không được phân
tích một cách rộng rãi, ai có thể phân tích ý nghĩa một cách
rộng rãi?".
16) Bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: "Tôn
giả Ananda được bậc Ðạo Sư tán thán và được các bậc đồng
Phạm hạnh có trí kính trọng. Với lời Thế Tôn nói lên một
cách vắn tắt này, nhưng không được phân tích ý nghĩa một
cách rộng rãi, Tôn giả Ananda có thể phân tích ý nghĩa một
cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đi đến Tôn giả Ananda; sau
khi đến, hãy hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này".
17) Rồi bạch Thế Tôn, chúng con đi đến Tôn giả
Ananda; sau khi đến, chúng con hỏi Tôn giả Ananda về ý
nghĩa này. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Ananda với những lý do
này, với những câu này, với những chữ này, đã phân tích ý
nghĩa.
-- Hiền trí, này các Tỷ-kheo, là Ananda! Ðại tuệ, này
các Tỷ-kheo, là Ananda! Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông hỏi
Ta về ý nghĩa này, Ta cũng sẽ trả lời như vậy, như Ananda
đã trả lời. Ðây là ý nghĩa của lời nói ấy, hãy như vậy thọ trì.
118. V. Sakka (S.iv,101)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), tại
Gijjhakùta (Linh Thứu).