192
Chương I: Tương Ưng Sáu Xứ
tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành
hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi
nếm vị... thân cảm xúc.... ý nhận thức các pháp, vị ấy không
nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những
nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham
ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự
những nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành hộ trì ý căn.
5) Ví như, này các Tỷ-kheo, trên đất bằng, tại chỗ ngã
tư, có chiếc xe đang đậu, thắng với ngựa hay, có roi ngựa đặc
biệt đang sẵn sàng. Có người mã thuật sư thiện xảo, người
đánh xe điều ngự các con ngựa đáng được điều ngự, leo lên
xe ấy, tay trái nắm lấy dây cương, tay mặt cầm lấy roi ngựa,
có thể đánh xe ngựa đi tới đi lui, như thế nào và tại chỗ nào
theo ý mình muốn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học
hộ trì, học chế ngự, học điều ngự, học tịnh chỉ sáu căn này.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo hộ trì các căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tiết độ trong
ăn uống?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chân chánh giác sát
thọ dụng món ăn không phải để vui đùa, không phải để đam
mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình,
mà chỉ để thân này được an trú, được bảo dưỡng, khỏi bị
thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh; vị ấy nghĩ rằng: "Như vậy,
ta diệt trừ các cảm thọ cũ, không cho khởi lên các cảm thọ
mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an lạc".
7) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người bôi thuốc vào
một vết thương để chữa lành vết thương ấy. Ví như một
người bôi dầu vào trục xe với mục đích để có thể chở đồ
nặng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chân chánh giác
sát thọ dụng món ăn không phải để vui đùa, không phải để
đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp