238
Chương II: Tương Ưng Thọ
3) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một nhà khách, ở đấy, từ
phương Ðông có một người đến ở. Từ phương Tây, có người
đến ở. Từ phương Bắc, có người đến ở. Từ phương Nam, có
người đến ở. Những người Sát-đế-lỵ đến ở, những người Bà-
la-môn đến ở, những người Phệ-xá (Vessa) đến ở, những
người Thủ-đà (Suddà) đến ở. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo,
trong cái thân này có nhiều loại thọ sai biệt khởi lên. Lạc thọ
khởi lên, khổ thọ khởi lên, bất khổ bất lạc thọ khởi lên.
4) Có những lạc thọ liên hệ đến vật chất khởi lên. Có
những khổ thọ liên hệ đến vật chất khởi lên. Có những bất
khổ bất lạc thọ liên hệ đến vật chất khởi lên. Có những lạc
thọ không liên hệ đến vật chất khởi lên. Có những khổ thọ
không liên hệ đến vật chất khởi lên. Có những bất khổ bất lạc
thọ không liên hệ đến vật chất khởi lên.
15. V. Thuộc Sở Hữu (1) (S,iv,219)
1) ...
2) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, thế nào là các thọ? Thế nào là thọ tập
khởi? Thế nào là thọ đoạn diệt? Thế nào là con đường đưa
đến thọ đoạn diệt? Thế nào là vị ngọt của thọ? Thế nào là sự
nguy hiểm của thọ? Thế nào là sự xuất ly của thọ?
4) -- Có ba thọ này, này Ananda, lạc thọ, khổ thọ, bất
khổ bất lạc thọ. Này Ananda, đây gọi là các thọ. Do xúc tập
khởi nên thọ tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên thọ đoạn diệt.
Con đường Thánh đạo Tám ngành là con đường đưa đến thọ
đoạn diệt, tức là chánh tri kiến... chánh định. Do duyên thọ
khởi lên lạc hỷ nào, đấy là vị ngọt của thọ. Sự vô thường,
khổ, biến hoại của thọ là sự nguy hiểm của thọ. Sự nhiếp