Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 4
247
xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng
xứ. Lạc này là lạc khác với lạc kia, này Ananda, còn vi diệu
hơn, còn tế nhị hơn.
20) Này Ananda, có thể có những người nói như sau:
"Ðây là lạc và hỷ tối thượng mà chúng sanh cảm thọ được".
Nhưng Ta không chấp nhận quan điểm này. Vì sao? Vì rằng
có lạc khác với lạc ấy, này Ananda, còn vi diệu hơn, còn tế
nhị hơn... Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo vượt qua Phi tưởng
phi phi tưởng xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Diệt thọ
tưởng định. Lạc này là lạc khác với lạc kia, này Ananda, còn
vi diệu hơn, còn tế nhị hơn.
21) Sự kiện này xảy ra, này Ananda. Có các du sĩ ngoại
đạo có thể hỏi như sau: "Sa-môn Gotama nói đến Diệt thọ
tưởng định, và tuyên bố là Diệt thọ tưởng định ấy thuộc về
lạc. Ý nghĩa này là gì và như thế nào?". Ðược nói vậy, này
Ananda, các du sĩ ngoại đạo cần được trả lời như sau: "Này
chư Hiền, Thế Tôn không tuyên bố thuộc về lạc, dựa vào lạc
thọ. Nhưng chỗ nào, này chư Hiền, lạc được cảm thọ, chỗ ấy,
Thế Tôn tuyên bố cảm thọ thuộc vào lạc thọ".
20. X. Bởi Vị Tỷ Kheo (S.iv,228)
1-2) ...
3) -- Có hai thọ, này các Tỷ-kheo, theo pháp môn giải
thích của Ta. Cũng có ba thọ theo pháp môn giải thích của
Ta. Cũng có năm thọ theo pháp môn giải thích của Ta. Cũng
có sáu thọ theo pháp môn giải thích của Ta. Cũng có 16 thọ
theo pháp môn giải thích của Ta. Cũng có 36 thọ theo pháp
môn giải thích của Ta. Cũng có 108 thọ theo pháp môn giải
thích của Ta.
4-15) ... (giống như đoạn sau của kinh trước, từ số 10
cho đến số 21, chỉ khác trong kinh trước, Thế Tôn nói với