28
Chương I: Tương Ưng Sáu Xứ
Vị ấy không tư lường thiệt thức, không tư lường trên thiệt
thức, không tư lường từ thiệt thức, không tư lường: "Thiệt
thức là của ta". Vị ấy không tư lường thiệt xúc, không tư
lường trên thiệt xúc, không tư lường từ thiệt xúc, không tư
lường: "Thiệt xúc là của ta". Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm
thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm
thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ
cảm thọ ấy, không tư lường: "Cảm thọ ấy là của ta".
9) Vị ấy không tư lường thân ... Vị ấy không tư lường ý,
không tư lường trên ý, không tư lường từ ý, không tư lường:
"Ý là của ta". Vị ấy không tư lường các pháp, không tư lường
trên các pháp, không tư lường từ các pháp, không tư lường:
"Các pháp là của ta". Vị ấy không tư lường ý thức, không tư
lường trên ý thức, không tư lường từ ý thức, không tư lường:
"Ý thức là của ta". Vị ấy không tư lường ý xúc, không tư
lường trên ý xúc, không tư lường từ ý xúc, không tư lường: "Ý
xúc là của ta". Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ
hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không
tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy,
không tư lường: "Cảm thọ ấy là của ta". Này các Tỷ-kheo, tư
lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường
cái gì là của ta, từ đấy cái ấy bị đổi khác. Ý tựa trên đổi khác,
bám víu vào tái sanh, thế giới ưa thích tái sanh.
10) Cho đến các uẩn, giới, xứ, này các Tỷ-kheo, vị ấy
không tư lường pháp ấy, không tư lường trên pháp ấy, không
tư lường từ pháp ấy, không tư lường: "Pháp ấy là của ta". Vị
ấy không tư lường như vậy nên không chấp thủ một vật gì ở
đời. Do không chấp thủ nên không ái luyến. Do không ái
luyến nên tự mình được hoàn toàn tịch tịnh. Vị ấy biết rõ:
"Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã
làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".