30
Chương I: Tương Ưng Sáu Xứ
9) ... Vị ấy không tư lường ý, không tư lường trên ý,
không tư lường từ ý, không tư lường: "Ý là của ta". Vị ấy
không tư lường các pháp, không tư lường ý thức, không tư
lường ý xúc. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ
hay bất lạc bất khổ; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không
tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy,
không tư lường: "Cảm thọ ấy là của ta". Này các Tỷ-kheo,
phàm tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì,
tư lường cái gì là của ta, do vậy cái ấy đổi khác. Thế giới
thích thú hiện hữu, vì thế giới dựa trên hiện hữu, vì rằng thế
giới tham đắm hiện hữu.
10) Này các Tỷ-kheo, xa cho đến uẩn, giới, xứ, vị ấy
không có tư lường pháp ấy, không tư lường trên pháp ấy,
không tư lường từ pháp ấy, không tư lường: "Pháp ấy là của
ta". Vị ấy không có tư lường như vậy nên không có chấp thủ
một sự vật gì trong đời. Do không chấp thủ, nên không dao
động (paritassati), do không dao động, vị ấy tự mình được
tịch tịnh (parinibbàyati). Vị ấy tuệ tri (pajànati): "Sanh đã
tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không
còn trở lui trạng thái này nữa".
11) Này các Tỷ-kheo, đây là đạo lộ thích hợp đưa đến
nhổ lên tất cả tư lường.
32.X. Thích Hợp (3) (S,iv,24)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết con đường thích
hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích hợp
đưa đến nhổ lên tất cả tư lường?