Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 4
315
7) Và bạch Thượng tọa, thế nào là không tâm giải
thoát? Ở đây, bạch Thượng tọa, Tỷ-kheo đi đến rừng, hay đi
đến gốc cây, hay đi đến căn nhà trống và suy tư: "Cái này là
trống không tự ngã hay ngã sở hữu". Bạch Thượng tọa, đây
gọi là không tâm giải thoát.
8) Và bạch Thượng tọa, thế nào là vô tướng tâm giải
thoát? Ở đây, bạch Thượng tọa, Tỷ-kheo không tác ý tất cả
tướng, chứng và trú Vô tướng tâm định. Bạch Thượng tọa,
đây gọi là vô tướng tâm giải thoát.
9) Ðây là pháp môn, bạch Thượng tọa, theo pháp môn
ấy, các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ.
10) Và bạch Thượng tọa, pháp môn nào, theo pháp môn
ấy, các pháp này là đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ?
11) Tham dục (ràga) làm sự đo lường, sân làm sự đo
lường, si làm sự đo lường. Ðối với Tỷ-kheo đã đoạn tận các
lậu hoặc, chúng bị đoạn tận, bị cắt tận gốc rễ, bị làm như
thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh
khởi trong tương lai. Bạch Thượng tọa, đối các vô lượng tâm
giải thoát, bất động tâm giải thoát được xem là tối thượng.
Nhưng bất động tâm giải thoát này trống không, không có
tham; trống không, không có sân; trống không, không có si.
12) Tham dục, bạch Thượng tọa, là một chướng ngại,
sân là một chướng ngại, si là một chướng ngại. Ðối với Tỷ-
kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, chúng bị đoạn tận, bị cắt tận
gốc rễ, bị làm như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh,
không thể sanh khởi trong tương lai. Bạch Thượng tọa, đối
với các vô sở hữu tâm giải thoát, bất động tâm giải thoát
được xem là tối thượng. Nhưng bất động tâm giải thoát này
được trống không, không có tham; trống không, không có
sân; trống không, không có si.