Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 4
325
đã được đoạn tận nên người ấy không bị người khác làm cho
phẫn nộ. Do không bị người khác làm cho phẫn nộ nên phẫn
nộ không hiện hành. Người ấy do vậy được gọi là hiền lành.
Si đã được đoạn tận. Do si đã đoạn tận nên người ấy không
bị người khác làm cho phẫn nộ. Do không bị người khác làm
cho phẫn nộ nên phẫn nộ không hiện hành. Người ấy do vậy
được gọi là hiền lành.
Này Thôn trưởng, đây là nhân, đây là duyên, ở đây, có
người được gọi tên là hiền lành.
6) Ðược nghe nói vậy, thôn trưởng Canda bạch Thế
Tôn:
-- Thật là vi diệu, bạch Thế Tôn! Thật là vi diệu, bạch
Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì
bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường
cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để
những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã
được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích.
Bạch Thế Tôn, con nay xin quy y Phật, Pháp và chúng Tăng.
Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay trở đi cho
đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
II. Puta (S.iv,306)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại
Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Rồi Talaputa, nhà vũ kịch sư (natagàmani), đi đến
Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một
bên.
3) Ngồi một bên, vũ kịch sư Talaputa bạch Thế Tôn:
-- Con được nghe, bạch Thế Tôn, các vị Ðạo sư, Tổ sư
thuở xưa nói về các nhà vũ kịch, nói rằng: "Ai là nhà vũ kịch,