Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 4
79
hoại, tự tánh đổi khác. Này các Tỷ-kheo, ý xúc khởi lên do
duyên vô thường, từ đâu sẽ là thường còn được? Này các Tỷ-
kheo, do xúc nên có cảm thọ, do xúc nên có tư lường, do xúc
nên có hay biết. Ở đây, các pháp này là biến động, tiêu tan,
vô thường biến hoại, tự tánh đổi khác.
9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên cả hai, thức
hiện hữu.
V. Phẩm Từ Bỏ
94. I. Thâu Nhiếp (S.iv,70)
1) ...
2) -- Có sáu xúc xứ này, này các Tỷ-kheo, không nhiếp
phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem
lại đau khổ. Thế nào là sáu?
3-5) Mắt xúc xứ, này các Tỷ-kheo, không nhiếp phục,
không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại
đau khổ... Tai... Mũi...
6-7) ... Lưỡi... Thân...
8) Ý xúc xứ, này các Tỷ-kheo, không nhiếp phục,
không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại
đau khổ.
9) Sáu xúc xứ này, này các Tỷ-kheo, không nhiếp phục,
không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại
đau khổ.
10) Có sáu xúc này, này các Tỷ-kheo, khéo nhiếp phục,
khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc.
Thế nào là sáu?