Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 4
77
Này các Tỷ-kheo, cho đến uẩn, giới, xứ... chớ có nghĩ
đến cái ấy, chớ có nghĩ đến trong cái ấy, chớ có nghĩ đến từ
cái ấy, chớ có nghĩ đến: "Cái ấy là của ta". Vị ấy không nghĩ
đến như vậy nên không chấp thủ một cái gì trong đời. Do
không chấp thủ nên không có dao động. Do không có dao
động, vị ấy tự mình tịch tịnh một cách hoàn toàn. Vị ấy biết
rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm
đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
92. IX. Cả Hai (S.iv,67)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về cả
hai. Hãy lắng nghe. Này các Tỷ-kheo, thế nào là cả hai?
3) Mắt và các sắc, tai và các tiếng, mũi và các hương,
lưỡi và các vị, thân và các xúc, ý và các pháp. Này các Tỷ-
kheo, đây gọi là cả hai.
4) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Sau khi đoạn tận
hai cái này, tôi sẽ trình bày hai cái khác"; thời người ấy chỉ
nói suông, nếu hỏi, người ấy không có thể chứng minh, còn
có thể rơi vào ách nạn.
5) Vì sao? Vì rằng vấn đề ấy vượt ngoài phạm vi của người
ấy.
93. X. Cả Hai (S.iv,67)
1) ...
2) -- Do duyên cả hai, này các Tỷ-kheo, thức hiện hữu.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là do duyên cả hai, thức hiện hữu?
3) Do duyên mắt và các sắc, khởi lên nhãn thức. Mắt là
vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Các sắc là vô thường,
biến hoại, tự tánh đổi khác. Như vậy, cả hai này là biến động,
tiêu tan, vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Nhãn thức là