Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 5
245
Như Lai; vị ấy không có phân vân, không có nghi ngờ gì đối
với Như Lai, hay đối với lời dạy của Như Lai. Vị Thánh đệ tử
nào có lòng tin, này Sàriputta, được chờ đợi như sau: Vị ấy sẽ
trú tinh cần, tinh tấn, để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm
sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì tinh tấn, không
quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp.
10-13) Sự tinh tấn của vị ấy, này Sàriputta, là tấn căn
của vị ấy. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin và tinh cần, tinh
tấn, này Sàriputta... Vị Thánh đệ tử có lòng tin ấy, tinh cần,
tinh tấn như vậy; rõ biết, rõ biết như vậy; lòng thâm tín như
sau sanh khởi: "Những pháp này trước kia ta từng được
nghe, nay ta trú, tự thân chứng đạt những pháp ấy. Nay với
trí tuệ, ta thể nhập chúng, ta thấy chúng rõ ràng".
14) Lòng tin của vị ấy, này Sàriputta, tức là tín căn của
vị ấy.
VI. Phẩm Thứ Sáu
51. I. Sàlà (S.v,227)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kosala, tại một
làng Bà-la-môn tên Sàlà.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo...
3) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, trong các loài bàng sanh,
con sư tử, vua các loài thú, được xem là tối thượng, tức là về
sức mạnh, về tốc lực, về dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỷ-
kheo, trong các pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem
là tối thượng, tức là về giác ngộ. Và này các Tỷ-kheo, thế
nào là các pháp thuộc phần giác ngộ?