246
Chương IV: Tương Ưng Căn
4) Tín căn, này các Tỷ-kheo, là pháp thuộc phần giác
ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Tấn căn là pháp thuộc phần giác
ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Niệm căn là pháp thuộc phần giác
ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Ðịnh căn là pháp thuộc phần giác
ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Tuệ căn là pháp thuộc phần giác
ngộ, vì đưa đến giác ngộ.
5) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong các loài bàng sanh,
con sư tử, vua các loài thú, được xem là tối thượng, tức là về
sức mạnh, về tốc lực, về dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỷ-
kheo, trong các pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem
là tối thượng, tức là về giác ngộ.
52. II. Mallikà (Tạp 26,13, Ðại 2,183b) (S.v,228)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Mallikà, tại một
thị trấn của dân chúng Mallikà tên là Uruvelakappa.
2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo...
3) -- Cho đến khi nào Thánh trí chưa khởi lên nơi vị
Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, cho đến khi ấy, bốn căn chưa
được đẳng trú (santhiti), cho đến khi ấy, bốn căn chưa được
an trú (avatthiti). Và cho đến khi nào Thánh trí khởi lên nơi
Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, cho đến khi ấy, bốn căn được
đẳng trú, cho đến khi ấy, bốn căn được an trú.
4) Ví như, này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào xà ngang
của một nhà có mái nhọn chưa được gác qua, cho đến khi ấy,
các kèo nhà chưa được đẳng trú, cho đến khi ấy, các kèo nhà
chưa được an trú. Và này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào xà
ngang của một nóc nhà có mái nhọn được gác qua, cho đến
khi ấy, các kèo nhà được đẳng trú, cho đến khi ấy, các kèo
nhà được an trú. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cho đến khi