248
Chương IV: Tương Ưng Căn
môn, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học đứng trên hữu học
địa rõ biết: "Tôi là bậc hữu học".
5) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hữu học suy nghĩ
như sau: "Ngoài Tăng chúng này, có một Sa-môn hay Bà-la-
môn nào khác có thể thuyết pháp thực như vậy, chân như
vậy, như thị như vậy, như Thế Tôn hay không?". Và vị ấy rõ
biết như sau: "Ngoài Tăng chúng này, không có một Sa-môn
hay Bà-la-môn nào khác có thể thuyết pháp thực như vậy,
chân như vậy, như thị như vậy, như Thế Tôn". Ðây là pháp
môn, này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học
đứng trên hữu học địa rõ biết: "Tôi là bậc hữu học".
6) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hữu học rõ biết
năm căn: tín căn... tuệ căn. Nhưng về sanh thú, về tối thắng,
về quả, về mục đích của chúng, vị ấy không có thể trú, tự
thân thông đạt được, và không thể với trí tuệ, thông suốt
chúng và thấy chúng rõ ràng. Ðây là pháp môn, này các Tỷ-
kheo... rõ biết: "Tôi là bậc hữu học".
7) Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y cứ pháp
môn ấy, Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa rõ biết: "Ta là
bậc vô học"? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vô học rõ
biết năm căn: tín căn... tuệ căn với sanh thú của chúng, với
tối thắng của chúng, với quả của chúng, với mục đích của
chúng. Và vị ấy trú, với tự thân thông đạt được, và với trí tuệ
thông suốt chúng và thấy chúng rõ ràng. Ðây là pháp môn,
này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo vô học đứng
trên vô học địa rõ biết: "Tôi là bậc vô học".
8) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vô học rõ biết sáu
căn: nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn. Vị ấy
rõ biết: "Sáu căn này được đoạn diệt, không có dư tàn, toàn bộ
và toàn diện. Và sẽ không có sáu căn khác khởi lên, tại một
chỗ nào và như thế nào". Vị ấy rõ biết như vậy. Ðây là pháp