210
Chương IV: Tương Ưng Căn
đệ tử ấy được gọi là vị Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết
chắc chứng quả giác ngộ.
4. IV. A-La-Hán (1) (Tạp 26,4, Ðại 2,182b) (S.v,194)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là
năm? Tín căn... tuệ căn.
3) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, sau khi
như thật rõ biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy
hiểm và sự xuất ly của năm căn này, được giải thoát không
có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được
gọi là vị A-la-hán, lậu hoặc đã được đoạn tận, Phạm hạnh đã
thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã
đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, chánh trí,
giải thoát.
5. V. A-La-Hán (2) (S.v,194)
1) ...
2) Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm?
Tín căn... tuệ căn...
3) Khi nào Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, sau khi như thật
rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự
xuất ly của năm căn này, được giải thoát không có chấp thủ;
khi ấy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị A-la-hán,
các lậu hoặc đã đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên
làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích,
hữu kiết sử đã được đoạn tận, chánh trí, giải thoát.
6. VI. Sa Môn, Bà La Môn (1) (Tạp 26,9, Ðại 2,182c)
(S.v,194)
1) ...