KINH TƯƠNG ƯNG BỘ - TẬP 5 - Trang 237

240

Chương IV: Tương Ưng Căn

ngộ, đã đạt tới với trí tuệ; con ở đây, không có nghi ngờ,
không có phân vân (tin rằng): "Tín căn... tuệ căn được tu tập,
được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm
mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh".

5) -- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Với những ai,

này Sàriputta, không chứng tri, không thấy, không hiểu,
không chứng ngộ, không đạt tới với trí tuệ; ở đây, họ cần đi
với lòng tin của kẻ khác (tin rằng): "Tín căn... tuệ căn được
tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất
tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh". Và còn với những
ai, này Sàriputta, đã chứng tri, đã thấy, đã hiểu, đã chứng
ngộ, đã đạt tới với trí tuệ; những người ấy, ở đây không có
nghi ngờ, không có phân vân (tin rằng): "Tín căn... tuệ căn
được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy
bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh".
45. V. Vườn Phía Ðông (1) (S.v, 222)

1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Ðông Viên, ở lầu đài

của mẹ Migàra.

2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Bao nhiêu căn được tu tập, được làm cho sung mãn,

này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu
hoặc có thể trả lời với chánh trí rằng: "Sanh đã tận... không
còn trở lui trạng thái này nữa"?

-- Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
3) -- Do tu tập, do làm cho sung mãn chỉ một căn, này

các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có
thể trả lời với chánh trí rằng: "Sanh đã tận... không còn trở
lui trạng thái này nữa". Một căn ấy là căn gì?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.