Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 5
241
4) Với vị Thánh đệ tử có trí tuệ, này các Tỷ-kheo, tất
nhiên (tadanvayà) tín được an trú, tất nhiên tinh tấn được an
trú, tất nhiên niệm được an trú, tất nhiên định được an trú.
5) Do tu tập, do làm cho sung mãn chỉ một căn này, này
các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có
thể trả lời với chánh trí rằng: "Sanh đã tận... không còn trở
lui trạng thái này nữa".
46. VI. Vườn Phía Ðông (2) (S.v, 222)
1) Nhân duyên như trên.
2) -- Bao nhiên căn được tu tập, được làm cho sung
mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các
lậu hoặc có thể trả lời với chánh trí rằng: "Sanh đã tận...
không còn trở lui trạng thái này nữa"?
-- Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
3) -- Hai căn được tu tập, được làm cho sung mãn, này
các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có
thể trả lời với chánh trí rằng: "Sanh đã tận... không còn trở
lui trạng thái này nữa". Thế nào là hai?
4) Thánh trí tuệ và Thánh giải thoát. Cái gì trong vị ấy,
này các Tỷ-kheo, là Thánh trí tuệ, cái ấy là tuệ căn. Cái gì
trong vị ấy, này các Tỷ-kheo, là Thánh giải thoát, cái ấy là
định căn.
5) Hai căn này được tu tập, được làm cho sung mãn,
này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu
hoặc, có thể trả lời với chánh trí rằng: "Sanh đã tận... không
còn trở lui trạng thái này nữa".
47. VII. Vườn Phía Ðông (3). (S.v, 223)
1) Nhân duyên như trên.