Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 5
77
3) -- Này chư Hiền, có bảy giác chi này. Thế nào là
bảy? Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ
giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi. Này
chư Hiền, đó là bảy giác chi này.
4) Ðối với bảy giác chi này, này chư Hiền, đối với giác
chi nào ta muốn an trú vào buổi sáng, trong giác chi ấy, ta an
trú vào buổi sáng. Ðối với giác chi nào ta muốn an trú vào
buổi trưa, trong giác chi ấy, ta an trú vào buổi trưa. Ðối với
giác chi nào ta muốn an trú vào buổi chiều, trong giác chi ấy,
ta an trú vào buổi chiều.
5) Nếu là niệm giác chi hiện hữu trong ta, này chư
Hiền, ta rõ biết được giác chi ấy là vô lượng trong ta, giác chi
ấy là khéo phát khởi trong ta, và giác chi ấy an trú trong ta, ta
rõ biết là có an trú. Nếu giác chi ấy từ bỏ ta, ta rõ biết giác
chi ấy từ bỏ ta vì nhân duyên này.
6-10) ... (như trên, với các giác chi khác) ...
11) Nếu là xả giác chi hiện hữu trong ta, này chư Hiền,
ta rõ biết được giác chi ấy là vô lượng trong ta, giác chi ấy là
khéo phát khởi trong ta, và giác chi ấy an trú trong ta, ta rõ
biết là có an trú. Nếu giác chi ấy từ bỏ ta, ta rõ biết giác chi
ấy từ bỏ ta vì nhân duyên này.
12) Ví như, này chư Hiền, hòm áo của vua hay vị đại
thần của vua đầy những loại áo có màu sắc sai biệt. Nếu vị
ấy muốn mặc loại áo nào vào buổi sáng, vị ấy mặc loại ấy
vào buổi sáng. Nếu muốn mặc loại áo nào vào buổi trưa, vị
ấy mặc loại áo ấy vào buổi trưa. Nếu muốn mặc loại áo nào
vào buổi chiều, vị ấy mặc loại áo ấy vào buổi chiều.
13) Cũng vậy, này chư Hiền, đối với bảy giác chi này,
đối với giác chi nào ta muốn an trú vào buổi sáng, trong giác
chi ấy ta an trú vào buổi sáng. Ðối với giác chi nào ta muốn