78
Chương II: Tương Ưng Giác Chi
an trú vào buổi trưa, trong giác chi ấy ta an trú vào buổi trưa.
Ðối với giác chi nào ta muốn an trú vào buổi chiều, ta an trú
giác chi ấy vào buổi chiều.
14) Nếu là niệm giác chi hiện hữu trong ta, này chư
Hiền, ta rõ biết... (như trên đoạn số 5)
15-19) ... (như trên đoạn số 6-10)
20) Nếu là xả giác chi... (như trên đoạn số11)
5.V. Vị Tỷ-Kheo (S.v,72)
1) ...
2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến... ngồi
xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn :
--"Giác chi, giác chi", bạch Thế Tôn, được gọi là như
vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là giác
chi?
-- Này Tỷ-kheo, chúng đưa đến giác ngộ, do vậy, chúng
được gọi là các giác chi.
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác
chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn
diệt, hướng đến từ bỏ... tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly,
liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
4) Do vị ấy tu tập bảy giác chi này, tâm được giải thoát
khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm được giải
thoát khỏi vô minh lậu. Trong sự giải thoát, trí khởi lên : "Ta
đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ : "Sanh đã tận, Phạm hạnh
đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng
thái này nữa".