KÍNH VẠN HOA - Trang 3784

nhất đi tới trái tim một phụ nữ là con đường đi ngang qua... dạ dày”. Nhưng bằng trực giác của một đứa con trai mười lăm tuổi, nó đã biết đánh đúng vào
“ nhược điểm” của bọn con gái.

Nhưng Quỳnh Như cương quyết không để mình bị cái tủ lạnh nhà Hải quắn mê hoặc. Chẳng phải nó có bản lĩnh gì, chỉ vì hoàn cảnh của nó không cho phép:

- Không được đâu! Mình phải ở nhà để trông em. Bạn qua nhà mình học đi!

Em của Quỳnh Như tức là Quỳnh Dao, con bé lém lỉnh từng làm “ gia sư” Quý ròm khổ lên khổ xuống. Và nếu tác giả truyện này đoán không lầm, Hải quắn
rất có thể là nạn nhân tiếp theo của nó.

T hế là từ bữa đó, tuần ba buổi Hải quắn lọc cọc đạp xe tới nhà Quỳnh Như để cùng con

nhỏ này “ nghiên cứu” về... nông, lâm, ngư nghiệp.

Xưa nay, bọn học trò vẫn ôm tập đi học thêm hoặc lập tổ, nhóm để “ nghiên cứu” về các môn quan trọng như văn, Anh văn, toán, vật lý, hóa học... chứ chưa
từng có trường hợp nào một “ đôi bạn cùng tiến” được lập ra chỉ vì môn công nghệ.

Chưa kể, môn này mỗi tuần chỉ có một tiết trên lớp, đại khái không phải là môn học chính yếu, thế nên Quỳnh Như và Hải quắn sẵn sàng dành ra ba buổi mỗi
tuần để học thêm ở nhà thì đúng là kỳ tích, nếu biết được có khi thầy Khuê sẽ rưng rưng đề nghị Bộ Công nghệ phát bằng khen cho hai đứa nó không chừng.

Công bằng mà nói, “ nghiên cứu” nghiêm chỉnh như Quỳnh Như và Hải quắn thì việc tụi nó tiêu tốn thì giờ cho môn công nghệ

cũng có chỗ hiểu được. Học hành lớt phớt như tụi bạn trên lớp thì môn học này chẳng choán chỗ bao nhiêu trong tâm trí, nhưng với Quỳnh Như và Hải quắn
thì khác.

Khi học bài “ Xác định sức sống của hạt”, hai đứa phải đi lòng vòng ba, bốn ngôi chợ mới mua được 100 hạt giống đậu đỏ vừa ý. Riêng chuyện đó đã mất béng
hai buổi. Rồi thêm một buổi nữa đi lùng mua dao cắt hạt, giấy thấm, kẹp, hộp petri và thuốc thử.

Đến bài “ Xác định độ chua của đất”, tụi nó lại lang thang đi kiếm các mẩu đất khô, đi mua dung dịch KC1 1N và nước cất, toát mồ hôi chạy vạy khắp nơi để
mượn cho bằng được máy đo pH và cân kỹ thuật để về làm thí nghiệm.

Phòng thí nghiệm nhà trường dĩ nhiên có đầy đủ thiết bị nhưng hai đứa nó lại không muốn chui vô đó để chen chúc giành giật

với tụi bạn. Đã là “ nhà nghiên cứu” thì phải có phòng thí nghiệm riêng. May mà cuối cùng Hải quắn nhớ ra thằng em con dì của nó đang học lớp chuyên hóa,
“ đồ nghề” không thiếu thứ gì.

T ừ ngày hai “ nhà nghiên cứu” tụ lại với nhau, say sưa ngâm phơi pha chế, phòng học của chị em Quỳnh Như ngó giống hệt phòng thí nghiệm của nhà nông
học lừng danh Jethro T ull.

Hải quắn thực ra không thích được ví von với nhà nông học. T rong ý nghĩ của nó, nhà nông học cũng từa tựa... nhà nông, nghe không oai. Nó thích được so
sánh với nhà nghiên cứu hơn. Nhà nghiên cứu tức là nhà bác học, nghe sang trọng hẳn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.