giác, CÓ với KHÔNG đều lìa, ấy mới gọi là tùy thuận giác tánh trong
sạch.
Tại sao? Vì tánh hư không thường trụ chẳng động. Trong Như Lai
Tạng vốn chẳng có sự sanh diệt nên chẳng có sự tri kiến sanh diệt
trong đó, cũng như pháp giới tánh, rốt ráo viên mãn đầy khắp mười
phương không gian và giờ gian, ấy mới gọi là nhân địa phát tâm theo
chánh pháp, tu hành theo chánh hạnh.
Bồ Tát vì thế ở nơi đại thừa phát tâm trong sạch, chúng sanh trong
đời mạt pháp theo đó tu hành chẳng đọa tà kiến.
Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
Văn Thù ngươi nên biết,
Tất cả các Như Lai,
Từ nơi bản nhân địa,
Đều nhờ trí huệ giác.
Thông đạt nơi vô minh,
Cũng như hoa đốm kia.
Thì khỏi bị luân hồi.
Cũng như người trong mộng,
Thức tỉnh cảnh mộng mất.
Giác ngộ như hư không,
Bình đẳng chẳng lay động.
Bản giác khắp mười phương,
Liền được thành Phật đạo.
Huyn chẳng chỗ sanh diệt,
Thành đạo cũng vô đắc,
Vì bản tánh viên mãn.
Bồ Tát ở trong đó,
Khéo phát tâm Bồ Đề.
Chúng sanh đời mạt pháp,
Tu theo lìa tà kiến
Khi ấy Phổ Hiền Bồ tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi
nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật, chắp tay quỳ gối bạch
Phật rằng: