KINH VU LAN BỒN - VU LAN BÁO HIẾU - Trang 9

viii

KINH VU-LAN BÁO HIẾU

Niên đại xuất hiện của hai kinh này không rõ, nhưng trễ

nhất là vào thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch. Mặc dù tính chất nguyên

thủy của bài kinh còn trong vòng nghi vấn và gắn liền với văn

hóa Trung Quốc, nhưng giá trị giáo dục đạo hiếu và đạo đức

làm người trong hai kinh này này là điều nổi bật và không thể

phủ nhận. Đó là đường hướng truyền bá Phật pháp chung của

các kinh điển Đại thừa, nhấn mạnh tính giáo dục và đạo đức

chứa tải trong từng bài kinh hơn là lai lịch và xuất xứ của các

bài kinh đó.

II. SƠ LƯỢC Ý NGHĨA VU-LAN

Thuật ngữ Vu-lan viết đủ là Vu-lan-bồn là từ dịch âm của

người Trung Quốc về chữ Phạn “Ullambana”. Một dịch âm

khác nữa là Ô-lam-bà-na tuy tương đối gần âm với chữ Phạn

hơn nhưng chữ này lại không thông dụng trong giới Phật giáo.

Ý nghĩa của chữ Vu-lan-bồn còn trong vòng tranh luận.

Theo quan niệm thông thường, “ullambana” được ngài Trí

Húc dịch nghĩa là “giải đảo huyền” (Vạn 35/151 B), về sau

được diễn dịch thành “giải đảo huyền, cứu thống khổ”. Giải

là động từ có ý nghĩa là cởi trói, hay giải phóng ai ra khỏi một

cái ách nào đó. Đảo là “ngược” hay “dốc đầu xuống đất, chân

chỏng lên trời”, nhằm ám chỉ cho hình thức nghiêm khắc và

đau đớn tột độ của hình phạt. Huyền là “treo”. Như vậy “giải

đảo huyền” có nghĩa là “tháo bỏ các cực hình treo ngược [của

nghiệp xấu]” và “cứu thống khổ” là cởi trói ách đau khổ cùng

cực của chúng sanh trong các đường dữ.

Theo tinh thần của kinh Vu-lan, cái khổ nguy khốn nhất

của chúng sanh là bị sanh vào cảnh giới quỷ đói. Do đó, tháo

gỡ cái cực hình treo ngược là tháo gỡ cái ách bị đày đọa trong

cảnh giới ngạ quỷ và địa ngục.

Xin lưu ý thêm rằng cách giải thích chữ “bồn” với ý nghĩa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.