KINH VU LAN BỒN - VU LAN BÁO HIẾU - Trang 11

x

KINH VU-LAN BÁO HIẾU

IV. TÓM TẮT NỘI DUNG KINH BÁO ÂN

Nhân sự kiện đức Phật đảnh lễ đống xương khô trong đó có

cha mẹ nhiều đời trong quá khứ của ngài, đức Phật đã giảng

dạy về 10 đức ân của hai đấng sanh thành như sau: 1) Gìn giữ

con khi mang thai, 2) khổ đau trong sinh nở, 3) lo lắng trăm bề

đến lúc sinh, 4) nuốt đắng nhả ngọt, 5) nhường khô nằm ướt,

6) bú mớm nuôi nấng, 7) tắm rửa săn sóc, 8) thương nhớ không

nguôi, 9) quá vì con, thậm chí làm ác, 10) thương con trọn đời.

Để con cháu đền đáp công cha nghĩa mẹ, Phật dạy phương

pháp báo hiếu về phương diện vật chất lẫn tinh thần. Nếu đối

với cha, công ơn trời biển thuộc về phần nuôi nấng và giáo

dục con cái thì đối với mẹ là cả bầu trời tình thương, mười

tháng cưu mang, ba năm bú mớm, cho đến lúc con cái được

trưởng thành và hạnh phúc trong đời.

Trong hành trình mang lại hạnh phúc cho con cái, đôi lúc

cha mẹ đã hy sinh hạnh phúc của bản thân. Có nhiều bậc cha

mẹ trong kế sinh nhai đầy lao khó đã phải bất đắc dĩ “tính sao

có lợi thì làm khác, Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm”.

Hiểu được công ơn trời biển của hai đấng sinh thành, tất

cả những người làm con phải lo báo hiếu cù lao. Đạo đức của

lòng hiếu thảo theo kinh này khởi đi bằng đời sống đạo đức

của bản thân, thấy được song thân ân trọng, nỗ lực đền đáp

bằng tất cả tấm lòng trong mọi tình huống, dù trong lúc khốn

đốn khó khăn, vật đổi sao dời, lòng hiếu kính của con cháu đối

với cha mẹ trước sau như một.

Vì tình thương và tấm lòng của cha mẹ dành cho con cái

là không bờ bến. Tất cả sự báo hiếu của con thảo cháu hiền

chỉ đáp đền được phần nào đó trong muôn một. Những kẻ bất

hiếu là tự gieo bất hạnh cho bản thân, và khó có cơ hội sống

trong hạnh phúc thật sự. Do đó hiếu thảo là nhu cầu không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.