xii
•
KINH VU-LAN BÁO HIẾU
lên ngang hàng với điều kiện cao cấp, Phật giáo Đại thừa đã
nhấn mạnh tinh thần luân lý đạo đức của xã hội loài người như
là điều kiện tiên quyết của sự sống nhân loại.
5.2. Thần thông, tha lực và nghiệp báo
Các nhà Phật học Nguyên thủy dù khó tánh cách mấy cũng
phải thừa nhận điểm mấu chốt của kinh Vu-lan là “thần thông
và tha lực không thể thắng được nghiệp lực”. Kinh Vu-lan
còn đề cập đến sự kiện bốn vị Thiên vương hộ đời (Trì Quốc
ở phương đông, Tăng Trưởng ở phương nam, Quảng Mục ở
phương tây, Đa Văn ở phương bắc) cũng không thể giúp tôn
giả Mục-kiền-liên ra khỏi quả báo ngạ quỷ.
Đây là điểm nhất quán giữa hai hệ tư tưởng Phật giáo
Nguyên thủy và Đại thừa: Thần thông và tha lực không thể
giúp chúng ta thoát khỏi luân hồi sinh tử được. Với sáu phép
thần thông (thần thông biến hóa, thiên nhãn thông, thiên nhĩ
thông, tha tâm thông, túc mạng thông, lậu tận thông) và dù
cho có được sự trợ giúp (tha lực) của bốn vị Thiên vương hộ
đời, vậy mà tôn giả Mục-kiền-liên đã không thể giúp cho mẹ
ngài ăn được bát cơm, huống hồ là cứu mẹ ra khỏi cảnh khổ
hành hình của ngạ quỷ.
Sự kiện sáu phép thần thông của ngài Mục-kiền-liên mà
không thể cứu được nghiệp ngạ quỷ của người mẹ cho thấy
rằng nghiệp của chúng sanh chỉ có thể cải tạo và chuyển hóa
do chính nội tâm và hành vi thiện ích của họ. Tất cả sự hỗ trợ
nếu có của người khác cũng chỉ là những chất xúc tác để giúp
họ tự chuyển hóa nghiệp của chính họ mà thôi.
5.3. Oai lực của đạo đức cộng đồng
Cách thức mà ngài Mục-kiền-liên cứu thoát mẹ ngài khỏi
cảnh quỷ đói là nhờ vào oai đức giáo hóa qua hình thức chú
nguyện của cộng đồng tỳ-kheo thanh tịnh và có đủ giới đức.