KINH VU LAN BỒN - VU LAN BÁO HIẾU - Trang 14

LỜI NÓI ĐẦU

xiii

Đây là điểm quan trọng trong kinh Vu-lan. Oai đức của cộng

đồng được xem như biển cả bao la (chúng đức như hải), có thể

giúp chúng ta hoàn tất các Phật sự một cách mỹ mãn: Ở đây

là giáo hóa và cứu độ nạn nhân trong thế giới ngạ quỷ. Nội

dung của bài kinh khuyến khích và dạy bảo chúng ta nên sống

nương tựa vào đạo đức cộng đồng trong việc tu tập và làm

Phật sự. Do đó đạo đức cộng đồng được xem là giải pháp của

mọi vấn đề đạo đức và luân lý của thời đại.

Tương tự trong công cuộc giáo hóa chúng sanh, chúng ta

cần đến một sức mạnh đạo đức tổng hợp và mang tính cộng

đồng như vậy. Chính nhờ vào đạo đức cộng đồng của các vị

thánh tăng và cao tăng nghiêm trì giới luật, mẹ ngài Mục-kiền-

liên đã được “cảm hóa” rồi đi đến “tự chuyển hóa” và nhờ đó

bà được giải thoát.

Cần nói rõ thêm rằng, bà được thoát cảnh ngạ quỷ không

chỉ đơn thuần do sức chú nguyện của mười phương tăng. Thật

chất là do sức oai thần đạo đức của mười phương tăng đã cảm

hóa được bà, giúp bà tự chuyển hóa các nghiệp xấu ác của ngạ

quỷ, phát huy tối đa nghiệp thiện, tái sanh về cảnh giới tốt.

Đây là một quy trình vừa tâm lý vừa đạo đức trên nền tảng nỗ

lực của tự tâm.

Nói cách khác nếu bản thân mẹ của ngài Mục-kiền-liên

không tự nỗ lực để chuyển hóa nghiệp xấu ác của chính bà thì

oai đức của chư tăng cũng vô phương cứu chữa. Đó là mấu

chốt của vấn đề cứu độ trong kinh điển Đại thừa nói chung và

kinh Vu-lan-bồn nói riêng.

5.4. Phẩm vật và tấm lòng
Một vấn đề cần lưu tâm về kinh Vu-lan là vấn đề phương

pháp báo hiếu qua việc cúng dường trai tăng trong ngày rằm

tháng 7. Kinh văn chép đó là ngày Phật hoan hỷ và chư tăng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.