LỜI NÓI ĐẦU
•
xv
đề cần đặt ra là đối tượng giáo dục của kinh này là ai? Ngài
Mục-kiền-liên? Mẹ ngài Mục-kiền-liên? Hay chúng sanh nói
chung? Câu trả lời ngắn gọn là thông điệp của hai bài kinh đạo
hiếu này dành cho tất cả loài người, những người từng là con
và do đó phải có trách nhiệm đền đáp ân nghĩa sanh thành và
nuôi nấng của cha và mẹ. Kế đến thông điệp kinh Vu-lan và
kinh Báo Ân còn hướng đến những chúng sanh đang bị đau
khổ, do bị nghiệp bất thiện gây ra trong đời sống hiện tại cũng
như trong quá khứ.
Do đó việc báo hiếu không chỉ dành cho hàng đệ tử tại
gia mà còn chung cho hàng xuất gia; việc cứu độ không chỉ
dành cho người sống mà còn cho người quá vãng. Với tinh
thần cứu sanh độ tử, đạo Phật đã thật sự đi vào ngõ ngách của
cuộc sống. Độ người còn sống để giúp họ sống hạnh phúc ở
hiện tại và tương lai. Độ người đã chết để giúp họ sớm thoát
khỏi cảnh giới xấu xa và đau khổ. Nếu người hành trì đạo
Phật muốn biến đạo Phật thành đạo chỉ “độ người sống” mà
không có “độ người chết” thì họ đã làm cho đạo Phật trở nên
không trọn vẹn. Ngược lại, nếu biến đạo Phật thành đạo chỉ
có độ người chết mà không có độ người sống lại càng làm cho
đạo Phật không còn là đạo Phật nữa. Nói cách khác, đạo Phật
quan tâm đến nhiều phương diện của đời sống, bao gồm sống
và chết. Các hình thức nghi lễ cúng kiến cho người chết mà
không thuyết pháp để độ người sống sẽ biến đạo Phật thành
một “đạo ma chay”, điều mà đức Phật đã từng lên án khi Ngài
còn tại thế. Mong sao những người con Phật ý thức được việc
làm của mình, không biến đạo Phật từ một đạo vị nhân sinh
sống động thành một đạo vì người chết.
5.6. Giá trị đạo đức
Nếu kinh Vu-lan-bồn và kinh Báo Ân là thông điệp hiếu