xvi
•
KINH VU-LAN BÁO HIẾU
kính cha mẹ thì mùa Vu-lan là mùa biểu tượng của đạo hiếu
trong đạo Phật. Đó là mùa gợi chúng ta nhớ đến công ơn sinh
thành dưỡng dục của cha mẹ. Mùa Vu-lan do đó trở thành mùa
báo hiếu. Lễ hội Vu-lan là lễ hội của hiếu thảo, thương kính
cha mẹ. Hiếu thảo cha mẹ thì chúng ta phải biết kính trọng
cha mẹ, vâng lời cha mẹ dạy, phụng dưỡng nuôi nấng cha mẹ,
sớm thăm tối viếng khi cha mẹ đau ốm, hướng dẫn cha mẹ
quy y Tam bảo, trở thành người Phật tử chân chánh, nếu cha
mẹ chưa trở về với chánh pháp. Nói chung, người Phật tử phải
biết đền ơn cha mẹ hiện đời cũng như cha mẹ trong đời quá
khứ. Đạo lý của Vu-lan như vậy là đạo lý vì con người, vì sự
an lạc của tất cả chúng sinh.
Từ phương diện xã hội, lễ Vu-lan Báo Hiếu còn là dịp tốt
để người Phật tử phát tâm cúng dường Tam bảo, làm việc nhân
từ, phóng sanh cứu vật v.v… Tinh thần Vu-lan dạy chúng ta
ý thức độ lượng, bao dung, hướng đến và giúp đỡ người khác
trong tinh thần vô vị lợi. Ngoài ra, Vu-lan còn là cơ hội tốt
cho chúng ta phát tâm bồ-đề hướng đến các chúng sanh ngạ
quỷ đang đau khổ, làm các việc công đức để hồi hướng cho
họ. Một lễ hội có nhiều giá trị đạo đức và luân lý như vậy cần
được phát huy để cho sự sống của con người hôm nay và mai
sau thật sự an lạc trong đạo lý và tình người.
VI. KẾT LUẬN
Nói tóm lại, hai bản kinh Vu-lan và kinh Báo Ân cùng
chung một thông điệp gồm 3 nội dung: (1) Đề cao đạo đức
chữ hiếu, (2) hướng dẫn phương pháp độ sanh qua chuyển hóa
tâm thức của đối tượng và (3) khuyến khích các hình thức tôn
kính và phụng sự Tam bảo trong các dịp thích hợp.
Đề cao đạo đức chữ hiếu để cuộc đời có nhiều người con
hiếu thảo, bớt đi tình trạng suy thoái đạo đức trong dân gian,