KINH VU LAN BỒN - VU LAN BÁO HIẾU - Trang 12

LỜI NÓI ĐẦU

xi

thể thiếu của hạnh phúc và là giá trị làm thăng hoa mọi giá trị

trong cuộc đời.

V. CÁC VẤN ĐỀ PHẬT HỌC

5.1. Đạo hiếu thảo
Điểm nổi bật và quan trọng nhất trong kinh Vu Lan và kinh

Báo Ân Cha Mẹ là đạo hiếu như một phương pháp tu tập. Nếu

trong kinh Vu-lan, đương sự báo hiếu là ngài Mục-kiền-liên,

vị đệ tử lỗi lạc với thần thông số một, thì trong kinh Báo Ân,

sự báo hiếu được khởi đi bằng sự kiện đức Phật đảnh lễ đống

xương khô, trong đó có cửu huyền thất tổ của ngài. Giá trị

giáo dục ngụ ý của hai kinh này rất cao: Thánh nhân và Phật

còn hiếu thảo với cha mẹ như vậy thì huống hồ là người phàm

phu tục tử chúng ta mà không chịu sớm lo báo đáp. Điều đó

còn nói lên rằng đạo hiếu là nền tảng của đạo làm người và

đạo thánh nhân. Thiếu hiếu thảo, tính cách đạo đức của con

người đã bị phá vỡ và do đó không thể trở thành các bậc hiền

thánh để đời ca tụng và học hỏi theo được. Chính vì thế mà

kinh Nhẫn Nhục thuộc hệ Đại thừa đã đẳng thức hóa “hiếu”

với “điều thiện tối cao” và “bất hiếu” là điều ác nguy hại:

Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác tối cao là bất hiếu”.

Kinh điển Đại thừa cũng khẳng định: “Tâm hiếu là tâm Phật,

hạnh hiếu là hạnh Phật” nhằm xác quyết rằng đạo hiếu là con

đường mà tất cả các bậc thánh hiền, các bậc giác ngộ đã đi qua.

Nói cách khác đạo hiếu thảo là đạo làm người và đạo làm

thánh. Đây là bước khởi đầu của mọi đạo lý trên đời. Nếu tính

cách thiêng liêng của đạo hiếu bị phá vỡ thì tính cách đạo đức

của một cá nhân cũng không thành tựu được. Nghĩa là người

bất hiếu không phải là người hiền lương và đạo đức, và do đó

không phải là con người đúng với nghĩa là một động vật tiến

hóa về ý thức và đạo đức. Bằng cách đưa vai trò của chữ hiếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.