LỜI NÓI ĐẦU
•
ix
là cái chậu, cái thau để đựng đồ cúng dường trong ngày rằm
tháng 7 của chư tăng là cách giải thích dựa vào nghĩa chữ Hán
của chữ “bồn”, vốn là từ phiên âm của thành tố “bana” chứ
không có trong ý nghĩa từ nguyên của từ “ullambana”. Cách
giải thích như vậy rõ ràng không có cơ sở và lạc dẫn, mặc dù
trong suốt mạch văn của kinh có đề cập đến việc sử dụng cái
thau chậu để dâng cúng phẩm vật cho các vị thánh tăng.
III. TÓM TẮT NỘI DUNG KINH VU-LAN
Phật thuyết Vu-lan-bồn kinh là một bản kinh ngắn kể về
nguyên nhân và phương pháp báo hiếu của tôn giả Mục-kiền-
liên đối với thân mẫu của ngài. Đại ý của kinh gồm có 3 phần
chính: (1) nói về nguyên nhân của pháp báo hiếu Vu-lan, (2)
phương pháp báo hiếu nhờ vào đạo đức cộng đồng và (3) báo
hiếu là trách nhiệm chung của những người con.
Duyên khởi của kinh như sau: Ngài Mục-kiền-liên vận
dụng 6 phép thần thông tìm thấy mẹ bị tái sanh trong cảnh
giới ngạ quỷ, đói khát, tiều tụy. Ngài liền lấy bát đựng cơm
đem hiến dâng cho mẹ. Do vì lòng tham, bà mẹ lấy tay trái che
lấy cái bát, tay phải vội vã vốc cơm. Nhưng cơm đã biến thành
lửa, nên không ăn được. Tôn giả sầu than trở về thưa Phật để
cầu cách cứu mẹ ngài.
Đức Phật dạy rằng chỉ nhờ vào uy lực đạo đức tu tập của
chư tăng trong ba tháng an cư mới có thể độ được mẹ ngài
Mục-kiền-liên. Ngài Mục-kiền-liên đã y theo lời Phật dạy
thiết lập trai đàn, nhờ oai đức chuyển hóa nghiệp lực của chư
tăng mà mẹ ngài đã thoát khỏi cảnh ngạ quỷ, tái sanh về cõi trời.
Nhân dịp đó, đức Phật đã khuyên tất cả những người con
nên học theo gương hiếu hạnh của ngài Mục-kiền-liên để báo
đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ hiện tại và cha
mẹ bảy đời quá khứ.